CHIA SẺ

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

KHI NÀO CẦN SỬA CHỮA MÁY PHÁT ĐIỆN?


Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao của người dân và khắc phục các sự cố trong quá trình cung cấp điện mà máy phát điện đã ra đời. Tuy nhiên, sử dụng lâu, máy phát điện cũng sẽ “biểu tình” khiến bạn lúng túng không biết phải làm thế nào. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết khi nào cần sửa chữa máy phát điện!

Máy phát điện

Máy phát điện là gì?

Máy phát điệnthiết bị điện năng có nhiệm vụ biến đổi cơ năng thành điện năng và bến đổi điện năng thành cơ năng. Đồng thời nó còn có khả năng biến đổi thông số điện năng.
Máy phát điện làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ.
Máy phát điện có nguyên lý hoạt động dựa trên các thành phần như :
  • Động cơ, là nguồn năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện
  • Đầu phát, là nơi sản xuất điện từ nhiên liệu cơ học được cung cấp
  • Hệ thống nhiên liệu, đây là bộ phận chứa rất nhiều tính năng đặc biệt : có thể cung cấp hướng dẫn nhiên liệu và động cơ, ngăn sự gia tăng áp lực, bảo vệ các thành phần khác trong nhiên liệu…
  • Ổn áp, quy định đầu ra của máy phát điện
  • Hệ thống làm mát, dùng để làm lạnh các bộ phận khác của máy phát điện
  • Hệ thống xả, có tác dụng xử lý rác thải từ máy phát điện thoát ra
  • Hệ thống bôi trơn, giúp động cơ hoạt động vững bền và kéo dài tuổi thọ
Khi nào cần đưa máy phát điện đi sửa chữa

Khi nào cần phải đưa máy phát điện đi sửa chữa?

Sửa chữa máy phát điện là điều bạn không muốn chút nào khi nó đang cần gấp phục vụ cho sản xuất và lao động. Tuy nhiên, khi máy phát điện xảy ra những vấn đề dưới đây bạn buộc phải đưa nó đến các trung tâm sửa chữa bảo hành để lấy lại “phong độ” làm việc của nó.
  • Động cơ máy phát điện không khởi động được, đây có thể là do nhiên liệu phun kém, nhiệt độ và áp suất bị nén không đủ, nhiên liệu không vào xi lanh…
  • Động cơ máy phát điện trong lúc làm việc phát ra tiếng gõ, nguyên nhân có thể là do kim phun bị chảy nhiên liệu, dầu nhợt lọt vào buồng nhớt.
  • Nhiên liệu trong máy cháy không hoàn toàn làm cho khói đen, khói xám bốc ra. Hiện tượng này do không khí không đủ bởi bình lọc, ống dẫn bị bẩn, hoặc do chất lượng phun nhiên liệu kém.
  • Máy phát điện làm việc không ổn định, phát ra tiếng nổ lộp bộp, hay động cơ bị vượt tốc...

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

NHỮNG LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT TRẠM BIẾN ÁP GIÀN


Trạm biến áp giàn hiện là một trong những loại trạm biến áp được lựa chọn lắp đặt nhiều. Thế nhưng, bạn đã hiểu trạm biến áp giàn là gì? Cần phải tính toán những gì trước khi lắp đặt trạm biến áp giàn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp!

Trạm biến áp

Trạm biến áp giàn là gì?

Trạm biến áp giàn là loại trạm biến áp mà toàn bộ máy biến áp và các thiết bị của nó được đặt trên giá đỡ giữa hai cột. Đây là loại trạm biến áp thường được lắp đặt chủ yếu tại các phân xưởng hay khu chung cư.
Phần đo đếm của trạm biến áp giàn có thể thực hiện ở phía trung áp hay hạ áp. Tủ phân phối hạ áp đặt trên giàn giữa hai cột đường dây trên không hoặc đường cáp ngầm.

Tính toán lắp đặt trạm biến áp giàn

Khi cần lắp đặt trạm biến áp giàn cần chú ý những vấn đề dưới đây:
  • Xác định số lượng biến áp: Gồm có 3 hộ. Với hộ loại 1 được dùng để duy trì nguồn điện liên tục trên đường dây hạ áp từ trạm, thường được sử dụng chủ yếu ở những nơi như: các toàn nhà quốc hội, các bộ quốc phòng, bệnh viện,… Hộ loại 2 dùng chủ yếu trong ác nhà máy sản xuất,.. hộ loại 3 được  mất điện ít ảnh hưởng đến kinh tế.
  • Xác định phụ tải và vị trí đặt trạm: Cần phải tính toàn trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm để hạn chế những hao hụt và hao tổn công suất của mạng điện. Tuy nhiên cần phải xem xét để cân đối mỹ quan công nghiệp và đảm bảo hành lang an toàn điện của đường dây.
  • Lựa chọn đầu phân áp: Các chế độ thường xuất hiện ở trạm biến áp: dùng nhiều cực đại, dùng ít cực tiểu và xảy ra sự cố. Mỗi chế độ đều cần được đảm bảo điện áp trên thanh góp máy biến áp.
Tính toán lắp đặt trạm biến áp giàn
  • Xác định chế độ vận hành kinh tế của trạm biến áp: Trong quá trình sử dụng máy biến áp thường dư công suất lớn so với tải thực, do đó thời điểm nhỏ hơn một công suất của một máy biến áp, vì vậy ta chỉ cần sử dụng một máy biến áp để tránh những tổn hao điện khi không cần dùng đến máy biến áp thứ 2.
  • Tính công suất trạm biến áp: Cần phải xác định công suất làm việc của trạm biến áp hiện tại cũng như phát triển trong tương lai. 3 cách tính phổ biến nhất để xác định công suất điện: tính theo diện tích và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, tính theo công suất đặt và hệ số nhu cầu với cách tính này vần phải liệt kê công suất của mỗi thiết bị điện cụ thể, tính sản lượng hàng năm một sản phẩm trên một KW điện.
Trên đây là những thông tin  về trạm biến áp giàn, hi vọng sẽ giúp ích cho công việc của bạn.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

TỤ BÙ DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?


Tụ bù là một thiết bị đóng vai trò quan trọng trong hệ thống mạng lưới điện hiện nay và được sử dụng khá phổ biến. Để hiểu rõ tụ bù dùng để làm gì, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Tụ bù dùng để làm gì?

Tụ bù là một trong hai vật dẫn đặt gần nhau ngăn cách bởi một lớp cách điện hay còn gọi là điện môi, tụ bù thường có tác dụng tích và phóng điện trong mạch.
Nếu muốn tích điện cho tụ bù người ta thường nối hai bản cực của tụ bù với nguồn điện, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm, bản nối với cực dương sẽ tích điện dương.
Tụ bù dùng để làm gì?

Khi tụ bù được tích điện bên trong nó sẽ dự trữ năng lượng điện trường. Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù ở 1 hiệu điện thế là điện dung của tụ bù. Nó được xác định bằng thương số điện tích của tụ bù với hiệu điện thế giữa 2 bản của nó.
Tụ bù được cấu tạo từ loại tụ ngâm dầu đặc biệt, bao gồm 2 bản cực các lá nhôm dài có các lóp giấy để cách điện. Toàn bộ chúng được cố định trong một bình hàn kín, tuy nhiên 2 đầu bản cực sẽ được đưa ra ngoài.
Vậy tụ bù dùng để làm gì? Với những đặc điểm về cấu tạo trên, tụ bù thường được sử dụng với mục đích chính là bù công suất phản kháng, giúp nâng cao hệ số công suất để đảm bảo mạng lưới điện được hoạt động một cách hiệu quả và tránh bị phạt tiền theo quy định của điện lực.
Ngoài ra một trong những tác dụng khác trả lời cho câu hỏi sử dụng tụ bù để làm gì đó là giúp tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể tiền điện hàng tháng.
Ngoài ta tụ bù là một trong những thành phần quan trọng của tủ điện bù công suất phản kháng nên có tác dụng đảm bảo cho hệ thống tụ bù hoạt động một cách thông minh, an toàn và ổn định.
Tù bù có mấy loại?
Tụ bù thường được phân loại theo điện áp và công suất
Theo điện áp
Tụ bù hạ thế 1 pha
Tụ bù hạ thế 3 pha
Theo cấu tạo
Tụ bù dầu: Tụ bù dầu là loại bình hình chữ nhật, ưu điểm của nó là có độ bền cao, tụ dầu thường được sử dụng cho tất cả các hệ thống bù, đặc biệt là ỏ những hệ thống có công suất lớn, có sóng hài, chất lượng điện xấu.
Có nhiều loại tụ bù khác nhau

Tụ bù khô: Là loại bình tròn dài có ưu điểm nhỏ gọn, nhẹ dễ lắp đặt, thay thế và chiếm ít diện tích bên trong tủ điện. Giá của tụ bù khô thường thấp hơn tụ dầu do vậy sẽ giúp người sử dụng tiết kiệm được chi phí.
Tụ bù khô thường được sử dụng cho các hệ thống có công suất nhỏ và có chất lượng điện tốt.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tụ bù, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được tụ bù dùng để làm gì để từ đó có thể lưa chọn sử dụng sao cho phù hợp với mục đích của mình nhất.


Nguồn ảnh: Sưu tầm

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY BIẾN ÁP 3 PHA


Máy biến áp 3 pha là loại máy biến áp dùng để truyền tải điện năng và phân phối điện năng với công suất lớn, thường được lắp đặt ở ngoài trời tại các nhà máy, công xưởng và những khu đô thị, chung cư. Cùng tham khảo nguyên lý hoạt động của máy biến áp 3 pha để hiểu hơn về loại máy này!




Cấu tạo máy biến áp 3 pha

Cấu tạo của máy biến áp 3 pha

Trong các loại máy biến áp thì máy biến áp 3 pha có cấu tạo phức tạp hơn so với máy biến áp 1 pha. Máy biến áp 3 pha cũng được tạo thành bởi 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn. Lõi thép được làm bằng những tấm lá thép kỹ thuật có 3 trụ tù để dây quấn và gông từ khép kín, được phủ lên mặt một lớp sơn cách điện. Dây quấn của máy biến áp 3 pha đặc biệt hơn khi nó có 6 dây quấn được quấn quanh trụ và có bọc cách điện.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại máy biến áp 3 pha khác nhau nhưng có 3 loại chính là máy biến áp 3 pha ngâm dầu, máy biến áp 3 pha cách ly và máy biến áp hạ thế tự ngẫu 3 pha.
Máy biến áp

Nguyên lý hoạt động của máy biến áp 3 pha

Cuộc sống hiện đại, điện đóng vai trò vô cùng quan trọng bất khả thay thế. Cùng với đó các công xưởng xuất hiện ngày một nhiều với công xuất làm việc vô cùng lớn hoạt động ngày đêm. Chính vì vậy mà máy biến áp 3 pha đã ra đời phục vụ cho việc cung cấp điện năng cho những nơi cần dùng với công suất điện cao.
Máy biến áp 3 pha được hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ với nhiệm vụ biến đổi điện áp, có thể tăng áp và cũng có thể hạ áp sao cho phù hợp nơi tiêu thụ.
Dây quấn điện trong máy biến áp 3 pha có điện áp cao là dây quấn cao áp, và ngược lại, dây quấn điện có điện áp thấp là dây quấn hạ áp.
Chung Nam cung cấp máy biến áp

Cuộn dây cuốn sơ cấp khi được nối với hiệu điện thế sơ cấp sẽ tạo ra dòng điện và 1 dãy biến thiên trong lõi sắt. Trong mạch dây thứ cấp hiệu điện thế thứ cấp sẽ tiếp tục tạo ra từ trường biến thiên. Thông qua từ trường, hiệu điện thế sơ cấp sẽ thay đổi hiệu điện thế thứ cấp. Sự thay đổi này điều chỉnh qua các số vòng được quấn trên lõi sắt.
Trong quá trình vận hành máy biến áp 3 pha sẽ làm biến đổi hệ thống dòng điện ở chiều điện áp này thành hệ thống cung cấp điện ở dòng điện xoáy chiều của điện áp khác, tuy nhiên duy chỉ có tần số là không thay đổi.
Trên đây là bài viết tổng hợp về nguyên lý làm việc máy biến áp 3 pha hy vọng đã đem lại cho bạn những thông tin bạn cần tham khảo!



Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

TRẠM BIẾN ÁP 110KV LÀ GÌ?


Trạm biến áp
Trạm biến áp xuất hiện ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu dùng điện ngày càng tăng cao. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu trạm biến áp 110 kV là gì? Loại trạm biến áp này có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta? Mời các bạn cùng tham khảo!

Trạm biến áp 110 kV là gì?

Trạm biến áp xuất hiện ngày càng nhiều, chúng đảm nhiệm những chức năng tăng điện áp nhằm giảm những tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải điện năng đến nơi tiêu thụ. Đồng thời, trạm biến áp cũng thực hiện cả nhiệm vụ giảm áp để phù hợp với những hộ sử dụng điện.
Trạm biến áp 110 kVtrạm biến áp có công xuất lắp đặt 2x 25 MVA, đảm nhiệm chức năng cung cấp điện cho một địa bàn. Đôi khi cần nó còn có khả năng cấp điện cho cả huyện.
Trạm biến áp 110 kV thường được lắp đặt chủ yếu ở ngoài trời, ở những nơi có mặt bằng rộng và ít khói bụi, và ít khi được sử dụng để lắp đặt trong nhà.
Khi lắp đặt trạm biến áp 110 kV sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Trước hết là vốn đầu tư ít, chi phí vận hành hàng năm thấp,. Trạm biến áp 110 kV  đem lại chất lượng điện tốt, sự tin cậy trong cung cấp điện cao. Đồng thời, loại trạm biến áp này có khả năng vận hành trong quá trình làm việc an toàn, không gây nguy hiểm cho người và những thiết bị khác.
Trước khi lắp đặt trạm biến áp 110 kV cung cấp điện đến các phụ tải cần phải xác định nhu cầu phụ tải để đáp ứng như cầu điện năng cần tiêu thụ để cung cấp điện phù hợp. Tiếp đó xác định nguồn điện đưa đến, vai trò của trạm biến áp này đối với các nơi cần tiêu thụ.
Chọn đơn vị nào lắp đặt trạm biến áp 110KV

Nên chọn đơn vị nào để lắp đặt trạm biến áp 110 kV?

Trạm biến áp 110 kV có khả năng truyền tải điện năng cũng như cung cấp điện cho các nơi cần tiêu thụ trong phạm vi tương đối rộng lớn. Do đó mà bạn cần phải thận trọng trong việc lựa chọn đơn vị lắp đặt trạm biến áp.
Trước hết bạn nên tìm hiểu các thông tin về những đơn vị chuyên lắp đặt trạm biến áp, đồng thời bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những người đi trước có kinh nghiệm.
Đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề với đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, chất lượng máy biến áp tốt, đảm bảo an toàn cho người và các thiết bị xung quanh cũng là điều bạn đáng lưu tâm.
Trong quá trình lắp đặt trạm biến áp bạn nên quan sát, kiểm tra, thẩm định kỹ chất lượng cũng như các lắp đặt an toàn hay không?...
Hy vọng rằng bài viết trên sẽ mang lại cho bạn những thông tin, kiến thức hữu ích khi muốn hiểu kỹ hơn về trạm biến áp 110 kV.

Nguồn ảnh: Sưu tầm